Các thuật ngữ trong thi công xây dựng nhà xưởng chủ đầu tư cần biết.

Trước khi xây dựng nhà xưởng thì chủ đầu tư cần phải triển khai công việc với đơn vị thiết kế và thi công nhà xưởng. Tuy nhiên, để quá trình làm việc với đơn vị thiết kế và thi công nhà xưởng được thuận lợi và hiệu quả thì chủ đầu tư cũng cần hiểu được một số thuật ngữ thường dùng trong quá trình thiết kế và thi công nhà xưởng.

Dưới đây, Chánh Nghĩa Group xin giới thiệu đến quý chủ đầu tư 15 thuật ngữ thường gặp trong công việc triển khai và thi công nhà xưởng.

1. Nhà xưởng là gì?

Nhà xưởng là công trình xây dựng công nghiệp và là nơi tập trung các nguồn lực để phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa như nguồn nhân lực (người lao động) và vật lực (nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị); là nơi lưu trữ và bảo quản hàng hóa, thành phẩm trước khi đưa ra thị trường.

2. Nhà xưởng tiền chế là gì?

Nhà xưởng tiền chế hay còn được gọi là nhà xưởng khung thép tiền chế là công trình nhà xưởng được xây dựng chủ yếu bằng khung thép tiền chế, mối hàn, mối nối… . Các khung thép, cấu kiện này được sản xuất sẵn tại nhà máy dựa trên bản vẽ thiết kế với độ chính xác tương đối cao và sau đó được vận chuyển đến công trường để lắp dựng.

Hình ảnh nhà xưởng khung thép tiền chế (Chánh Nghĩa Group)

3. Bước cột

Bước cột nhà xưởng cũng là thuật ngữ mà chủ đầu tư cần biết để dễ dàng và thuận lợi trong việc trao đổi công việc với các đơn vị, đối tác thiết kế và thi công xây dựng nhà xưởng. Bước cột nhà xưởng được hiểu là cự li, khoảng cách giữa hai cột bố trí gần nhau theo chiều dọc của phân xưởng.

4. Chiều cao của nhà xưởng

Chiều cao của nhà xưởng được xác định là khoảng cách từ nền sân của nhà xưởng cho tới mép mái theo phương thẳng đứng. Chiều cao của nhà xưởng cũng có thể tính theo chiều cao của cột biên nhà xưởng.

5. Độ dốc mái

Độ dốc mái hay còn được gọi là độ nghiêng của mái nhà xưởng. Chúng được xác định là độ nghiêng của mái khi hoàn hiện so với mặt phẳng nằm ngang.

Thông thường, mái nhà xưởng thường được thiết kế có dốc từ 10-30% để đảm bảo khả năng thoát nước tốt tránh gây ra tình trạng đọng nước và thấm dột mái nhà xưởng.

Độ dốc của mái nhà xưởng sẽ phụ thuộc vào chất liệu được sử dụng để lợp mái và kết cấu của công trình. Mái càng dốc thì thoát nước càng nhanh nhưng đồng thời khả năng mài mòn, tiêu hao vật tư sẽ lớn hơn.

Hình ảnh minh họa độ dốc mái nhà xưởng (Chánh Nghĩa Group)

6. Nhịp nhà xưởng

Nhịp nhà xưởng là khoảng cách từ mép tường bên này cho đến mép tường bên kia của nhà xưởng. Khi thiết kế nhịp nhà xưởng người ta thường chọn modun 6m là 6m, 12m, 18m, 24m, 30m, 36m… .

7. Tải trọng nền nhà xưởng

Tải trọng nền là xưởng là tải trọng được xác định dựa trên tải trọng của những loại máy móc, thiết bị và xe vận chuyển hàng hóa được sử dụng phía trong nhà xưởng.

8. Tải trọng mái nhà xưởng

Tải trọng mái nhà xưởng được xác định là trọng tải của mái tôn, các hệ cầu trục, dầm mái, hệ thống thông gió,… phía trên mái nhà xưởng.

9. Cao độ nhà xưởng

Cao độ nhà xưởng hay còn được gọi là cốt (cos) nhà xưởng. Đây là chỉ số vô cùng quan trọng và đòi hỏi độ chính xác cao và ảnh hưởng đến toàn bộ các thiết kế công trình nhà xưởng trên mảnh đất đó.

Trong xây dựng, khi tiến hành đo đạc địa hình quy hoạch, cao độ nhà xưởng sẽ là khoảng cách lấy mặt phẳng làm chuẩn đến vị trí khác trên cùng mảnh đất đó.

Cao độ của các phân xưởng có thể khác nhau và chúng phụ thuộc vào bản vẽ xây dựng.

10. Khẩu độ nhà xưởng

Khẩu độ nhà xưởng là khoảng cách từ mép cột này sang mép cột kia theo phương nằm ngang. Khẩu độ nhà xưởng có thể hiểu nôm na là độ rộng của nhà xưởng.

11. Cầu trục nhà xưởng

Cầu trục nhà xưởng là thiết bị được dùng để nâng, hạ và vận chuyển các loại hàng hóa, sản phẩm phía trong nhà xưởng.

 

Hình ảnh minh họa cẩu trục nhà xưởng (Chánh Nghĩa Group)

12. Dầm nhà xưởng

Dầm nhà xưởng là một chùm kết cấu đỡ, được sử dụng trong công trình nhà xưởng làm giá đỡ ngang sử dụng mô men uốn và lực cắt.

Dầm được tạo ra để bảo vệ, để chịu các sức ép của toàn bộ khối lượng ngôi nhà, giúp truyền tải trọng, chịu lực, phân tán lực đều lên từng bộ phận của công trình nhà xưởng.

Ngoài ra, dầm còn có thể thay thế tường chịu lực giúp nhà xưởng mở rộng không gian tối đa.

13. Canopy

Canopy là một hàng mục trong công trình xây dựng nhà xưởng, chúng là mái đón hay mái che được lắp đặt ở vị trí như sảnh, cửa đi…. Ngoài nhiệm vụ che mưa, che nắng cho công trình thì canopy còn mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho công trình nhà xưởng.

Hình ảnh minh họa capony nhà xưởng (Chánh Nghĩa Group)

14. Xà gồ

Xà gồ thuộc cấu trúc ngang, thường được làm khung, làm đòn thép, mái nhà xưởng. Nó giúp chống đỡ sức nặng của vật liệu phụ, tầng mái và được hỗ trợ bởi các bức tường xây dựng, vì kèo, dầm thép…
Xà gồ thép mạ kẽm thường có dạng chữ C, Z…, khoảng cách xà gồ từ 1m-1.5m được liên két với khung chính có tác dụng đỡ hệ mái tôn bên trên.

15. Giằng tường, giằng móng

Giằng nhà xưởng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ ổn định cho toàn bộ kết cấu của nhà công nghiệp. Thông thường trong thi công nhà xưởng thường có giằng mái và giằng cột…

Giằng mái với vai trò đảm bảo công trình bất biến theo phương dọc nhà xưởng và tăng độ cứng không gian. Tăng độ ổn định hay giảm chiều dài tính toán ngoài mặt phẳng cho các cấu kiện chịu nén như thanh giàn, cột. Đồng thời chúng giúp truyền tải trọng theo phương dọc nhà xưởng và tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho việc lắp dựng và thi công.
Giằng cột hay còn gọi là đà kiềng là cấu kiện nối liền các cột với nhau, ở vị trí gần chân cột, có cos (cốt) cao hơn đài móng (đế móng). Giằng cột thường được dùng để đỡ tường xây.

Hình ảnh minh họa hệ giằng cột, mái nhà xưởng (Chánh Nghĩa Group)

Trên đây là 15 thuật ngữ thường dùng trong khi triển khai thiết kế và thi công nhà xưởng mà chủ đầu tư cần phải biết để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình làm việc và đàm phán với các đơn vị thiết kế và thi công nhà xưởng.
Chúng tôi hi vọng chúng hữu ích cho quý chủ đầu tư và độc giả.

Nếu quý vị cần tìm hiểu thêm những thông tin nào khác hoặc cần tư vấn thiết kế và thi công nhà xưởng thì có thể liên hệ với Chánh Nghĩa Group nhé.

Chánh Nghĩa Group là đơn vị thiết kế và thi công nhà xưởng, nhà máy, nhà thép tiền chế… uy tín và chuyên nghiệp tại Bình Dương và các tỉnh phía Nam.

Với đội ngũ nhân sự từ kiến trúc sư, kỹ sư cho đến thợ thi công lành nghề, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm thực tế qua các công trình xây dựng nhà xưởng thực tế. Chúng tôi tự tin mang đến cho quý vị những tư vấn hữu ích, giải pháp tối ưu và công trình bền vững nhất.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CHÁNH NGHĨA

Địa chỉ: 993 Huỳnh Văn Lũy, P. Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Hotline: 0986 58 78 78

Email: info@chanhnghia.com

 

kệ siêu thị tại Bình Dương

Xem thêm bài viết liên quan

'
kệ siêu thi giá rẻ