Chi tiết quy trình khảo sát thực địa công trình 2022

Quy trình khảo sát thực địa công trình luôn là một trong những quy trình mà các công ty xây dựng, nhà thầu xây dựng đặc biệt quan tâm và nằm lòng để đánh giá và xác định chính xác vị trí cũng như điều kiện địa chất của công trình nhằm đưa ra phương án thiết kế và thi công phù hợp nhất.

Nhằm giúp quý vị có thể hiểu rõ và nắm được các hạng mục công việc trong bài viết này Chánh Nghĩa Group xin gửi tới quy trình chi tiết khảo sát thực địa công trình năm 2024.

Khảo sát địa hình công trình là gì?

Khảo sát địa hình công trình là hoạt động nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên trên mặt đất tại địa điểm dự kiến xây dựng công trình phục vụ cho các công tác quy hoạch, thiết kế, tính khối lượng đào, đắp công trình.

Khảo sát địa chất công trình là gì
Hình ảnh minh họa khảo sát địa chất công trình

Một số công trình quan trọng, có quy mô lớn trong quá trình thi công và khai thác công trình cần phải quan trắc các vị trí lún, nghiêng để đánh giá mức độ ổn định và có biện pháp khắc phục kịp thời nếu vượt quá giới hạn cho phép.

Quy trình khảo sát thực địa công trình

Quy trình khảo sát thực địa công trình bao gồm các công tác sau:

Công tác khống chế cao độ trong khảo sát thực địa công trình.

Từ các điểm cao độ quốc gia hệ Hòn Dấu ở hạng mục cao hơn hạng I, II, III, đo truyền cao độ bằng phương pháp thủy chuẩn hình học.

Tùy theo yêu cầu của từng dự án, công trình cụ thể mà tiến hành dẫn theo cấp hạng đáp ứng được yêu cầu của chúng. Ứng với mỗi cấp hạng cần bố trí máy móc, mia để đảm bảo đạt độ chính xác cao theo các cấp hạng trong quy phạm đã đề ra.

Công tác khống chế mặt bằng trong khảo sát thực địa công trình.

Dựa vào diện tích khu vực cần khảo sát để xây dựng số lượng đạt, đủ mốc cơ sở cấp 1 hoặc cơ sở cấp 2 theo quy phạm đề ra.

Đối với các khu vực tối thiểu chúng ta cần phải trích lục tối thiểu hai điểm mốc tọa độ nhà nước để đo nối tọa độ về các mốc cơ sở cấp 1, cấp 2 trong khu vực khảo sát.

Sử dụng thiết bị đo máy GPS 2 tần số, thời gian đo 1 ca là gần 1 giờ, độ chính xác 5-10 mm.

Quá trình đo và bố trí các điểm mốc cơ sở như bố trí ca đo, thời gian đo, khoảng cách tối đa từ mốc nhà nước phải tuân theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 9401:2012- Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình.

Quy trình khảo sát địa chất công trình

Xây dựng lưới khống chế đo vẽ cấp 1 và cấp 2 trong khu vực khảo sát.

Từ hai điểm GPS, lập 1 lưới tọa độ khu vực gồm 4 điểm đường chuyền cấp 2, bao trùm lên toàn bộ khu vực.

Thiết bị đo: Máy toàn đạc điện tử Leica TC 1800, độ chính xác đo góc 1, độ chính xác đo cạnh 2mm + 2ppm. Máy được kiểm nghiệm hiệu chỉnh chính xác, gương được đặt trên bộ đế có chiếu điểm quang học gắn trên chân máy.

Phương pháp đo: Góc đo 2 vòng (thuận và đảo kính), cạnh được đo 2 lần, có đo đi và đo về. Sai cố đo góc không lớn hơn 12, sai số khép cạnh tương đối đạt 1/10.000 .

Cấu tạo mốc khống chế: cây sắt Φ 10, dài 1.2m đóng sâu xuống đất, trên mặt đổ 1 khối bê tông kích thước 30 x 30 cm, dày 20cm, mốc cao bằng mặt đất. 

Tính toán bình sai chặt chẽ theo phương pháp: PVV=min

Đo vẽ chi tiết địa hình

Công tác đo bình độ, cao độ được thực hiện bằng máy toàn đạc điện tử Leica TC 405, TC 307. Khi đo cần lưu ý:

  • Các điểm chi tiết được đo bao gồm: điểm địa hình, các điểm địa vật như đường, cột điện, cống, nhà, hàng hóa, … 
  • Các điểm địa hình và địa vật được vẽ theo ký hiệu bản đồ địa hình.
  • Cao độ của hố ga, đáy cống trước mặt công trình.

Mật độ của các điểm địa hình tuân thủ theo TCN, tuy nhiên khi địa hình thay đổi bất thường thì phải đo dày hơn quy phạm theo dáng của địa hình.

  • Quy phạm thành lập bản đồ tỷ lệ từ 1/500, 1/5000 96-TCN 42-90
  • Quy phạm thành lập bản đồ tỷ lệ từ 1/500, 1/5000 96-TCN 43-90.

 

Đo mặt cắt dọc

Các điểm đo chi tiết thể hiện được sự thay đổi địa hình, địa vật của công trình. Khoảng cách các điểm đo phải tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy phạm .

Đối với những địa hình đặc biệt hoặc có sự thay đổi đột ngột thì cần đo theo địa hình đó, không cần phân biệt khoảng cách và phải phản ánh được chiều dài công trình, khoảng cách và vị trí các mặt cắt ngang, các đặc điểm chính của công trình… .

Trên chiều dài tuyến đường cần bố trí cọc 100m, 20m dọc theo tuyến thiết kế. Để đo những điểm cọc này có thể dùng máy kinh vĩ và thước thép. Khi tiến hành đo xong các điểm cọc chính, cọc phụ thì có thể đo chêm dày để đảm bảo mật độ điểm trên trắc dọc.

Quy trình khảo sát địa chất công trình

Đo mặt cắt ngang

Khoảng cách các điểm đo chi tiết không được vượt quá 2 đến 3m. Với các địa hình đặc biệt khoảng cách các điểm đo có thể ngắn hơn.

Đối với các địa hình đặc biệt hoặc có sự thay đổi đột ngột thì đo theo địa hình đó không phân biệt khoảng cách. Các điểm đo chi tiết thể hiện được sự thay đổi địa hình, địa vật và các đặc điểm chính của công trình … .

Đặt máy tại các cọc đã được xác định trên tuyến tiến hành đo các mặt cắt ngang tuyến. Chú ý hướng đo của các mặt cắt phải vuông góc với tuyến công trình cần khảo sát và thiết kế.

Đúc và chôn mốc cao độ:

Cứ 100 m thì tiến hành chôn một mốc cao độ với kích thước 12 x 12 x 40 cm

Nhiệm vụ của khảo sát địa hình.

Khi khảo sát địa hình công trình cần đảm bảo được các nhiệm vụ sau:

  • Xác định chính xác vị trí các hạng mục công trình.
  • Đánh giá được cụ thể điều kiện địa hình tuyến cần khảo sát trên cơ sở đó đề xuất biện pháp thi công công trình.
  • Xác định được tương đối chính xác khối lượng đào đắp công trình để phục vụ cho công tác thiết kế và thi công công trình.

Tiêu chuẩn khảo sát địa hình công trình.

Để có thể đánh giá và đo lường công tác khảo sát địa hình đã đạt hay chưa thì ngoài kinh nghiệm thực tiễn thì kỹ sư trắc địa cần đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn khảo sát địa hình như sau:

TCVN 4419: 1987- khảo sát cho xây dựng, nguyên tắc cơ bản

TCVN 9437: 2012- khoan thăm dò địa chất công trình.

TCVN 112: 1984- Hướng dẫn thực hành khảo sát đất xây dựng bằng thiết bị mới và sử dụng tài liệu và thiết kế công trình.

TCVN 9351: 2012 Đất xây dựng- Phương pháp thí nghiệm hiện trường, thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT).

Phương án khảo sát địa hình.

  • Khống chế mặt bằng và khống chế độ cao: Phương pháp kỹ thuật này giúp xác định được các điểm tọa độ, cao độ hạng mục GPS, cách bố trí lưới khống chế mặt bằng, độ cao.
  • Đo bình độ khu vực xây dựng: thông thường có thể sử dụng thêm máy đo toàn đạc để tiến hành đo vẽ địa hình thông qua các mặt cắt ngang. Sử dụng phần mềm để xử lý số liệu đo được và thể hiện lên bản đồ.
  • Đo mặt cắt dọc tỷ lệ: đứng-ngang. Tiến hành đo độ dài tổng thể bằng máy hoặc bằng thước thép đều được. Đo độ dài chi tiết, độ cao tổng quát và chi tiết, khép mốc, số hiệu mốc.
  • Đo mặt cắt ngang tỷ lệ: sử dụng máy đo, máy thước hay chữ A, trên phạm vi đo nhất định.

Điều tra giải phóng mặt bằng

Điều tra giải phóng mặt bằng phương pháp thực địa tại hiện trường hoặc bản đồ địa chính. Người tiến hành khảo sát địa hình sẽ lập bình đồ duỗi thẳng, điều tra giải phóng mặt bằng tỷ lệ.

Khảo sát giao cắt với các công trình khác.

Cần tiến hành khảo sát giao cắt với các công trình khác như cầu lớn, cầu nhỏ, cống, đèn chiếu sáng, điện cao thế, kênh, mương, ống cấp nước….

Trên đây là toàn bộ quy trình khảo sát thực địa công trình được Chánh Nghĩa Group trình bày một cách đầy đủ và chi tiết nhất. 

Hy vọng, bài viết này sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích và thiết thực. Nếu quý vị cần tư vấn thêm các thông tin nào khác hoặc cần tư vấn, báo giá về thiết kế và thi công xây dựng thì có thể liên hệ với Chánh Nghĩa Group thông qua:

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CHÁNH NGHĨA

Địa chỉ: 993 Huỳnh Văn Lũy, P. Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Hotline: 0986 58 78 78

Email: info@chanhnghia.com

Website: chanhnghia.com.vn– chanhnghia.com – chanhnghia.vn

 

 

kệ siêu thị tại Bình Dương
kệ siêu thị tại Bình Dương

Xem thêm bài viết liên quan

'
kệ siêu thi giá rẻ