Vì sao công trình cần thực hiện đóng cọc thử

Vì sao phải thi công cọc thử là câu hỏi mà nhiều chủ đầu tư cũng như quý độc giả thường thắc mắc. Để giúp quý vị có thể trả lời câu hỏi này cũng như có thêm những kiến thức bổ ích liên quan đến cọc công trình xây dựng thì trong bài viết này Chánh Nghĩa Group xin gửi tới độc giả quy trình thử tải móng cọc và những yêu cầu kỹ thuật trong thử tải móng cọc.

1. Mục đích của việc đóng cọc thử.

Do mỗi công trình được thi công trên các điều kiện địa chất khác nhau. Vì vậy, để đảm bảo được độ kiên cố và tính an toàn cho các công trình xây dựng thì các kiến trúc sư, kỹ sư cần đánh giá được khả năng chịu tải của cọc tại hiện trường.

vì sao công trình cần đóng cọc thử
 

Do đó, các thí nghiệm đóng cọc thử tải hiện trường sẽ giúp nhà thầu thi công có thể đánh giá khả năng chịu tải của cọc để có cơ sở xây dựng tính toán kết cấu móng nền cho công trình cũng như khẳng định độ chính xác của các giá trị thiết kế và chất lượng toàn bộ quá trình thi công và quyết định chiều dài cọc đúc chính thức khi thi công lúc đại trà và điều chỉnh sơ đồ bố trí cọc hợp lý.

2. Quy trình thi công đóng cọc thử.

a. Thử động

Thử động được tiến hành trong trường hợp nén và kéo tại thời điểm trước hay trong quá thi công. Số lượng cọc thử tiêu chuẩn chiếm từ 0.5% cho đến 1% số lượng cọc cần thi công và không được ít hơn 3 cọc.

Để tiến hành thử động thì nhà thầu thi công cần dùng loại cọc bê tông cốt thép M300, tiết diện 25x25cm với chiều dài khoảng 24 m (gồm đốt đầu 12m đốt đầu và 12m đốt mũi). Độ cao mũi cọc dự kiến là 18.8 m.

Trước khi tiến hành đóng cọc thử thì cần chuẩn bị sẵn cọc theo yêu cầu cọc trên và phải theo đúng bản vẽ thiết kế và cần phải được nghiệm thu, kiểm tra chất lượng trước khi đóng cọc.

– Khi đóng cọc cần lưu ý khi mũi cọc cách độ cao dự kiến khoảng 1m nhưng đã đạt 2mm/1 nhát. Mũi cọc đã đạt đến độ cao thiết kế dự kiến và khoảng cách đóng cọc (độ chối) đạt 2mm<e<=4mm. Trong trường hợp mũi cọc đạt đến độ cao thiết kế dự kiến nhưng độ chối vẫn lớn hơn 4 mm/1 nhát thì phải tiến hành đóng tiếp cho tới khi thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện là độ chối không được vượt quá 4 mm và chiều dài đóng thêm tối đa là 1m.

vì sao công trình cần đóng cọc thử
 

– Bên cạnh đó khi thử tải cần phải chờ 3 ngày kể từ khi kết thúc việc đóng cọc, vỗ lại bằng 3 hồi búa, mỗi hồi 20 nhát. Khi khoảng cách đóng cọc sau khi vỗ lại đạt từ 2 mm đến 3 mm/1nhát thì có thể kết thúc việc thử cọc. Trong trường hợp không đạt độ chối nói trên cần thông báo cho bên thiết kế kết cấu để phối hợp xử lý và điều chỉnh.

Nhà thầu thi công cần thực hiện việc ghi chép lại tất cả các diễn biến đóng cọc từ lúc hạ cọc đến khi kết thúc công tác thử cọc. Quá trình thử cọc cần có sự giám sát của tư vấn giám sát.

Lưu ý trước khi thực hiện thử động cần chuẩn bị sàn đóng cọc thử phải đủ cứng để đảm bảo khi đóng sàn không bị lắc làm giảm năng lực xung kích của búa. Búa được sử dụng nên dùng loại va đập có trọng lượng phần rơi từ 1800 kg đến 2500 kg, năng lượng xung kích tối thiểu là 4000 kgm.

b. Thử tĩnh

Phương pháp thử tĩnh được thực hiện như sau:

Cọc bê tông cốt thép M300, kích thước 25×25 cm, chiều dài cọc 30 m (gồm 10 m đốt đầu, 10 m đốt mũi và 10 m đốt giữa). Sức chịu tải của cọc là 30T.

Chọn thiết bị ép: Trên cơ sở tải trọng thử là 50T sẽ lựa chọn thiết bị kích thủy lực ép cọc có khả năng ép cọc tối thiểu 70T. Độ chính xác của đồng hồ đo chuyển vị đầu cọc cần tối thiểu là 0.01 mm.

Các đồng hồ đo áp lực phải được kiểm định bởi cơ quan chuyên ngành ngay trước khi thử tải, hệ thống định vị, kích và cọc ép phải đáp ứng yêu cầu giữ ổn định vị trí cọc trên mặt bằng.

Khi mũi cọc đạt tới cao độ thiết kế dự kiến là 25,75m và lực ép tối thiểu đạt 50T thì cọc được hạ vào tầng đất tốt 1 đoạn ít nhất 1 m. Chiều sâu ngập trong đất tốt được đánh giá thông qua áp lực kích được tính từ lúc áp lực kích tăng đột biến dự kiến khoảng 40T trở lên thì có thể dừng ép cọc.

Lưu ý hệ thống định vị kích và cọc ép cần chính xác, được điều chỉnh đúng tâm cọc và không gây áp lực ngang tác dụng lên đầu cọc.

Việc ép và nối cọc được thực hiện đúng trình tự và yêu cầu trong quy trình ép cọc. Ghi diễn biến lực ép trong từng giai đoạn 1m. Khi cọc tiếp xúc với đất tốt thì ghi diễn biến lực ép trong từng đoạn 20 cm.

Điều kiện tăng cáp tải trọng: Tải trọng được tăng thêm 1 cấp nếu sau thời gian quan sát độ lún của cọc nhỏ hơn 0.20 mm và giảm dần đọc trong khoảng thời gian trên.

Nhà thầu cần lưu ý việc ghi chép độ lún trong quá trình gia tải cọc:

  • 15 phút /1 lần trong thời gian giả tải <1 giờ
  • 30 phút /1 lần trong thời gian gia tải 1giờ đến 6 giờ
  • 60 phút /1 lần trong thời gian gia tải >6 giờ
vì sao công trình cần đóng cọc thử
Hình ảnh minh họa công trình ép cọc thử  (Chánh Nghĩa Group)

Ghi chép tải, độ lún trong quá trình giảm tải: tải trọng, độ lún và thời gian được ghi ngay khi được giảm cấp tương ứng và ngay khi bắt đầu giảm xuống cấp mới.

Điều kiện dỡ tải:

Khi cấp tải trọng đạt 50T và thời gian giữ tải theo quy định.
Khi ở cấp tải trọng bất kỳ <50T mà tổng độ lún do tải trọng thử gây ra vượt quá 45mm hoặc độ lún sau 1giờ quan sát kể từ sau thời gian giữ tải quy định lớn hơn 0.2 mm và tăng dần sau mỗi lần đọc trong khoảng thời gian trên.

Cọc được nén theo từng cấp, tính tăng của tải trọng thiết kế. Tải trọng được tăng lên cấp mới nếu sau khoảng 1 giờ quan trắc độ lún của cọc nhỏ hơn 0.02 mm và giảm dần.

Vì vậy, việc thực hiện đóng cọc thử là vô cùng quan trọng để đảm bảo quá trình thi công được an toàn, đảm bảo chất lượng công trình.

Nếu quý vị cần tư vấn thêm các thông tin nào khác hoặc cần tư vấn và báo giá về thiết kế hay thi công xây dựng thì có thể liên hệ Chánh Nghĩa Group.

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CHÁNH NGHĨA

Địa chỉ: 993 Huỳnh Văn Lũy, P. Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Hotline: 0986 58 78 78

Email: info@chanhnghia.com

Website: chanhnghia.com.vn- chanhnghia.com -chanhnghia.vn

 

Từ khóa tìm kiếm: đóng cọc thử công trình | vì sao cần đóng cọc thử công trình
kệ siêu thị tại Bình Dương Tag: |

Xem thêm bài viết liên quan

'
kệ siêu thi giá rẻ