Xây dựng nhà xưởng sản xuất thực phẩm cần lưu ý những vấn đề gì?

Không giống như các nhà xưởng sản xuất các mặt hàng khác, nhà xưởng sản xuất thực phẩm cần đạt những tiêu chuẩn khắt khe và chặt chẽ hơn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như cấp phép hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi tiếp xúc và tư vấn cho các nhà đầu tư chuẩn bị xây dựng nhà xưởng sản xuất thực phẩm Chánh Nghĩa nhận thấy hầu hết các chủ đầu tư đều lo lắng về vấn đề làm sao để xây dựng được một nhà xưởng đúng tiêu chuẩn HACCP/ ISO 22000.

 

Vì vậy, để giúp các nhà đầu tư khác có thêm những kiến thức hữu ích và tự tin hơn khi triển khai thiết kế và thi công nhà xưởng sản xuất thực phẩm thì trong bài viết này Chánh Nghĩa Group xin gửi tới quý vị những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng sản xuất thực phầm.

 

1.Xác định địa điểm xây dựng nhà xưởng sản xuất thực phẩm

Đối với nhà xưởng sản xuất để phục vụ lĩnh vực chế biến thực phẩm thì địa điểm xây dựng nhà xưởng vô cùng quan trọng. Nhà đầu tư cần kiểm tra về địa chất, thổ nhưỡng, xem xét một cách kỹ lưỡng về các nguồn có thể tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm làm ảnh hưởng đến thực phẩm.

 

Hình minh họa xây dựng nhà xưởng sản xuất tại Bình Dương (Chánh Nghĩa Group)

Vị trí xây dựng nhà xưởng sản xuất thực phẩm cần có nguồn nước sạch được cung cấp đầy đủ và thuận tiện về giao thông. Lưu ý tuyệt đối không xây dựng nhà xưởng sản xuất thực phẩm trên các mảnh đất mà không có khả năng, biện pháp xử lý triệt để các mối đe dọa đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

2. Cơ cấu và cách bố trí nhà xưởng sản xuất thực phẩm

 

Nhà xưởng sản xuất thực phẩm cần phải bao gồm 2 khu vực: Khu sản xuất và khu phụ trợ. Khu vực sản xuất cần phải bố trí cách xa:

  • Khu vực có môi trường ô nhiễm và các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt- nơi có khả năng cao gây ô nhiễm thực phẩm.
  • Khu vực ngập lụt, trũng, ứ đọng nước
  • Khu vực dễ bị sinh vật gây hại làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và lưu trữ thực phẩm
  • Khu vực có chứa các chất thải (rắn, lỏng) không thể loại bỏ, xử lý một cách hiệu quả.
Hình minh họa- mẫu nhà xưởng sản xuất thực phẩm và đường nội bộ trong khu vực nhà xưởng

Đường nội bộ trong khu vực nhà xưởng sản xuất thực phẩm phải được xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, được thiết kế hệ thông cống rãnh thoát nước tốt, khép kín, không gây ô nhiễm ô trường.

 

3. Những lưu ý khi thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm

Khu vực sản xuất và khu vực chết biến thực phẩm cần được thiết kế trên nguyên tắc một chiều, phân chia tách biệt từ khu vực tiếp nhận nguyên vật liệu cho đến thành phẩm cuối cùng để tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất và đặc biệt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

xay dung nha xuong san xuat thuc pham binh duong

Kho chứa và bảo quản thực phẩm cần phải được thiết kế phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm và tránh sự xâm nhập của công trùng, động vật, nấm mốc gây hại. Nhà xưởng sản xuất thực phẩm cần phải được thiết kế phù hợp với máy móc, công nghệ và loại thực phẩm để phòng ngừa sự ô nhiễm chéo giữa các thực phẩm với nhau hay giữa các công đoạn sản xuất, chế biến và xử lý thực phẩm.

  • Trần nhà xưởng: Trần cần sử dụng màu sơn sáng, sử dụng các vật liệu không thấm nước, không rạn nứt, kháng mốc, chống đọng nước và bám bụi bẩn.
  • Sàn nhà xưởng: Sử dụng gam màu sáng, làm bằng các vật liệu chống trơn, không thấm nước, dễ dàng cọ rửa, vệ sinh, lau chùi, khử khuẩn, dễ thoát nước và không gây độc đối với thực phẩm.
  • Tường nhà xưởng: Sử dụng màu sáng để sơn hoặc dán, không thấm nước, phằng, dễ dàng cọ rửa, khử trùng và không gây độc với thực phẩm, các góc cạnh cần được làm tròn.
  • Cửa: Cửa ra vào chắc chắn, bề mặt nhẵn phẳng, không thấm nước, sử dụng hệt thống đóng mở tự động, có chỗ để sát trùng quần áo, giày ủng trước khi ra và vào bên trong khuv ực sản xuất và đóng gói thực phẩm (đối với nhà xưởng sản xuất thực phẩm đóng gói sẵn). Cửa sổ cần được thiết kế lưới bảo vệ sự xâm nhập của côn trùng hay động vật. Sử dụng vật liệu dễ lau chùi, khử khuẩn và hạn chế bám bụi.
Hình ảnh minh họa tường, nền, trần nhà xưởng sản xuất thực phẩm (Chánh Nghĩa Group)
  • Các khu vực có bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm: các khu vực này cần được xây dựng kiên cố, vững chắc, có bề mặt bằng phẳng, sửa dụng vật liệu không thấm nước, không thôi nhiễm vào thực phẩm, dễ dàng lau chùi, vệ sinh, khử khuẩn, không bị bào mòn bởi các chất tẩy rửa, khử trùng trong điều kiện bình thường.
  • Hệ thống chiếu sáng: Trong nhà xưởng sản xuất thực phẩm thì hệ thống ánh sáng phải đảm bảo hoạt động tốt, cung cấp đủ sánh sáng chiếu tới mọi ngóc ngách bên trong nhà xưởng. Cường độ ánh sáng phải phù hợp và đảm bảo với các tính chất thao tác. Lưu ý cần có bộ phận che chắn bảo vệ an toàn cho các thiết bị chiếu sáng và hạn chế triệt để rủi ro khi các thiết bị bị cháy nổ làm rơi mảnh vỡ vào thực phẩm.
  • Hệ thống thông gió: Tùy vào từng loại hình, đặc thù sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà cần thiết kế hệ thống thông gió phù hợp và phòng ngừa triệt để nguy cơ ô nhiễm thực phẩm do không khí hay hơi nước ngưng tụ. Hệ thống thông gió phải đảm bảo không được phân tán gió thổi từ khu vực nhiễm bẩn sang khu vực sạch, cần tiệt trùng. Sử dụng các vật liệu, lới bảo vệ bằng các vật liệu không gỉ, dễ dàng vệ sinh, bào trì, bảo dưỡng và được thiết kế an toàn.
xay dung nha xuong san xuat thuc pham binh duong
  • Dụng cụ chứ chất thải: Phải được làm từ các vật liệu ít bị hư hỏng, có nắp đậy kín, tránh sự xâm nhập của động vật, côn trùng và được dọn dẹp vệ sinh thường xuyên.
  • Vật dụng chứa các chất nguy hiểm, vật phẩm không ăn được: cần có biển báo, thiết kế nổi bật để dễ dàng phân biệt và cần có khóa bảo vệ.

4. Hệ thống cấp thoát nước

Dù ở bất cứ một công trình nào thì hệ thống cấp thoát nước cũng luôn cần được chú trọng để đảm bảo nguồn nước phục vụ cho quá trình sản xuất tại nhà xưởng, đồng thời hạn chế tình trạng ngập úng gây ô nhiễm môi trường.

Đối với nhà xưởng sản xuất thực phẩm thì hệ thống cấp thoát nước càng cần được chú ý hơn và phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

Hệ thống cấp thoát nước phải có các phương tiện lưu trữ, kiểm soát nhiệt độ nước để đảm bảo tính an toàn và đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến thực phẩm.

Nguồn nước phục vụ cho bộ phân chế biến thực phẩm phải sạch và không chứa các chất ô nhiễm khác, nguồn nước cần đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn nước để uống và sinh hoạt theo quy định của Bộ y tế đã ban hành.

 

Hình ảnh minh họa hệ thống cấp thoát nước cần đảm bảo cho quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm

 

Doanh nghiệp cần thiết kế các thiết bị chứa nước phù hợp để đảm bảo cho việc dự trữ và cung cấp đủ nguồn nước sạch phục vụ cho quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm.

Đối với các nhà xưởng có sử dụng nước hồi lưu thì cần phải xử lý và duy trì để đảm ứng yếu tố an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm. Cần có biện pháp hiệu quả để xử lý nguồn nước.

5. Hệ thống cung cấp hơi nước

Khi thiết kế hệ thống hơi nước phục vụ cho quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm thì cần đạt các yêu cầu sau:

  • Sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh, không gây ô nhiễm thực phẩm, không gây nguy hại đến sức khỏe con người
  • Thiết kế đường ống riêng, phân biệt bằng các màu sơn khác nhau cho các nguồn nước để sản xuất hơi nước, làm lạnh hay nguồn nước dành cho công tác phòng chống cháy nổ,…
  • Hệ thống cung cấp nước không được nối với hệ thống nước sử dụng cho sản xuất và chế biến thực phẩm.

 

Hình minh họa hệ thống hơi nước nhà xưởng sản xuất thực phẩm

 

6. Hệ thống cung cấp nước đá

Hệ thống cung cấp nước đá phải sử dụng nguồn nước sạch và đảm bảo quá trình vận chuyển và bảo quản hợp vệ sinh theo quy định của Bộ y tế đã ban hành về nước đá phục vụ cho ăn uống hay bảo quản thực phẩm.

 

Hình ảnh minh họa hệ thống cấp thoát nước nhà xưởng sản xuất thực phẩm
xay dung nha xuong san xuat thuc pham binh duong

7. Hệ thống khí nén

Đối với các nhà xưởng sản xuất thực phẩm có xây dựng hạng mục hệ thống khí nén thì khi thiết kế cần dảm bảo khí nén phải sạch, an toàn không gây ô nhiễm thực phẩm.

8. Hệ thống xử lý chất thải

  • Cần thiết kế và bố trí hệ thống thoát nước, phương tiện đổ chất thải hợp lý trong nhà xưởng để tránh được mối nguy hại gây ô nhiễm thực phẩm hay ảnh hưởng tới nguồn nước.
  • Cần thiết kế cửa đi riêng để lấy rác thải.

 

xay dung nha xuong san xuat thuc pham binh duong

9. Nhà vệ sinh

Để phục vụ cho nhu cầu cũng như bảo vệ sức khỏe của người lao động thì nhà vệ sinh trong nhà xưởng sản xuất thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Thiết kế và bố trí nhà vệ sinh đầy đủ, ở vị trí thuận tiện để người lao động có thể dễ dàng tiếp cận. Trung bình tối thiểu 25 người phải có 1 nhà vệ sinh.
  • Nhà vệ sinh phải được bố trí ở vị trí riêng biệt và đảm bảo hướng gió chính không thổi từ khu vực vệ sinh sang khu vực chế biến hay bảo quản thực phẩm và các khu vực khác.
  • Trang bị đầy đủ thiết bị vệ sinh, hệ thống chiếu sáng và hệ thống thông gió, hệ thống cấp thoát nước để dễ dàng loại bỏ chất thải và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
  • Khu vực vệ sinh không được có cửa hướng vào khu vực chế biến, bảo quản. Trong nhà vệ sinh phải có bồn rửa tay, dung dịch rửa tay, có bảng chỉ dẫn rửa tay sau khi ra khỏi nhà vệ sinh ở vị trí dễ dàng nhìn thấy khi người lao động ra khỏi chỗ vệ sinh.

 

xay dung nha xuong san xuat thuc pham binh duong

 

Trên đây là một vài những lưu ý mà chủ đầu tư cần quan tâm và lưu ý khi tiến hành thiết kế và xây dựng nhà xưởng sản xuất thực phẩm.

Nếu quý vị đang cần tư vấn chi tiết hơn về những tiêu chuẩn cũng như cần tìm đơn vị thiết kế và thi công nhà xưởng sản xuất thực phẩm có thể liên hệ với Chánh Nghĩa Group.

 

Hình minh họa nhà xưởng sản xuất thực phẩm- Chánh Nghĩa Group

 

Với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực thiết kế và thi công xây dựng nhà xưởng, nhà máy, nhà kho chúng tôi sẽ mang đến cho quý vị những công trình nhà xưởng vững chắc, kiên cố đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của Bộ y tế cũng như Bộ xây dựng.

 

 

Để được tư vấn miễn phí về lập dự án đầu tư, phương án thiết kế, thi công nhà xưởng tối ưu và báo giá chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CHÁNH NGHĨA

Địa chỉ: 993 Huỳnh Văn Lũy, P. Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Hotline: 0986 58 78 78

Email: info@chanhnghia.com

kệ siêu thị tại Bình Dương
kệ siêu thị tại Bình Dương

Xem thêm bài viết liên quan

'
kệ siêu thi giá rẻ