BẢN VẼ XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG LÀ GÌ?
Bản vẽ xin phép xây dựng được xem là một trong những loại giấy tờ rất cần thiết và quan trọng trong xây dựng. Bản vẽ xin phép xây dựng là bản vẽ bao gồm các chi tiết về mặt bằng vị trí công trình cần thi công trên lô đất, chỉ rõ vị trí của công trình và những thông tin cơ bản về diện tích, chiều cao,… mặt đứng, mặt bằng và mặt cắt của công trình. Thông qua đó để cơ quan có thẩm quyền xem xét và đưa ra quyết định có thể cấp giấy phép xây dựng hay không?
CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG KHI THỰC HIỆN BẢN VẼ XIN PHÉP XÂY DỰNG
• Sơ đồ vị trí
Sơ đồ vị trí là bản mô phỏng vị trí của khu đất đang cần được thực hiện để xây dựng. Khi thực hiện sơ đồ vị trí cần phải thực hiện đo đạc chính xác vị trí diện tích đất và vẽ một cách chính xác tuyệt đối nhất. Bởi vì sơ đồ vị trí cho ta biết được vị trí và diện tích của ngôi nhà, nhà xưởng được đặt ở đâu, thuộc loại đất được phép xây dựng hay không. Vì thế nếu bản vẽ sơ đồ vị trí được thể hiện qua chênh lệch so với thực tế. Nó sẽ ảnh hưởng trong quá trình vẽ bản vẽ thiết kế chi tiết cho ngôi nhà , nhà xưởng.
• Mặt bằng các tầng và mặt bằng móng
Mặt bằng các tầng là bản vẽ thiết kế phác họa cho chúng ta biết được vị trí cách bố trị các phòng của từng tầng một khác nhau. Bên cạnh đó là cách bố trí vị trí nội thất và phối cảnh cho căn nhà một cách hợp lý . Để khi công trình được hoàn thiện, chúng ta sẽ dễ dàng trang trí hoàn thiện ngôi nhà, nhà xưởng hoàn hảo nhất theo bản vẽ.
Mặt bằng móng được xem là một phần khá quan trọng. Vì đây được xem là phần cốt lõi và quan trọng khi xây nhà. Vì thế khi thực hiện bản vẽ cần phải có 1 tỉ lệ kích thước chính xác. Để thông qua kích thước trong bản vẻ chúng ta có thể tính toán được khối lượng bê tông, sắt thép chúng ta cần đổ móng nhà.
• Mặt đứng chính và mặt cắt
Mặt đứng được vẽ theo hình chiếu thẳng góc cho ta biết được bề dáng bên ngoài của căn nhà theo tỷ lệ, hình dáng, kiểu dáng và bao gồm cả phần mái của ngôi nhà. Khi thực hiện bản vẽ mặt đứng cần được thể hiện chính xác số liệu, tỷ lệ theo đứng mặt đứng khác nhau của ngôi nhà.
Bản vẽ mặt cắt là bản vẽ được biểu diễn khi cắt qua các mặt phẳng được đặt thẳng đứng vuông góc với mặt đất. Mặt cắt cho chúng ta biết được toàn bộ không gian bên trong của ngôi nhà, có cả phần móng. Bản vẽ mặt cắt cho ta biết được các tỷ lệ về chiều cao nhà, chiều cao giữa các tầng với nhau, các lỗ khung cửa, cầu thang, kích thước các phòng, cầu thang,…Và các vị trí, hình dáng và các bố trí kiến trúc bên trong ngôi nhà.
Lưu ý: Không để mặt phẳng cắt đi qua dọc tường, qua tâm cột hay khoảng cách hở giữa hai nhánh cầu thang.
• Mặt bằng đấu nối điện và cấp nước sinh hoạt
Đây là bản vẽ mô tả chi tiết cho chúng ta nhìn thấy được các nguồn điện, đường dây dẫn điện và nguồn cấp cấp nước sinh hoạt cho nhà.
Chi tiết của bản vẽ thể hiện cách bố trí, thông số kỹ thuật, đấu nối các thiết bị điện trong, ngoài nhà: chiếu sáng, điều hòa, chống sét, điện nhẹ, nóng lạnh, nước năng lượng mặt trời,…
• Mặt bằng thoát nước mặt và thoát nước thải sinh hoạt
Đây được xem là phần rất quan trọng và khá phức tạp khi thực hiện bản vẽ. Trong bản vẽ người thiết kế bản vẽ cần phải thực hiện đúng theo mặt bằng xây dựng và có tỷ lệ chính xác tuyệt đối.
Phần xử lý nước thải trong hộ gia đình và công nghiệp là đặc biệt cần thiết và quan trọng. Nên khi thực hiện bản vẽ các kiến trúc sư và kỹ sư cần phải thực hiện một cách chi tiết, tỉ mỉ và chính xác để đội lao động thi công có thể thực hiện nhanh chóng và chính xác.
Chanh Nghia Group hi vọng qua bài viết trên có thể giúp cho khách hàng có thêm những kiến thức bổ ích về bản vẽ xin giấy phép xây dựng.
Xem thêm bài viết liên quan
Thuê nhà xưởng cần lưu ý những gì?

Thuê nhà xưởng đã trở thành một trong những phương án được nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn để tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, để thuận l...
Xây dựng tại Bình Dương – Những Xu Hướng và Dự án Nổi Bật

Xây dựng tại Bình Dương – Những Xu Hướng và Dự án Nổi Bật Tỉnh Bình Dương đã trở thành một trong những địa điểm đáng chú ý cho ngành xây dựng tạ...
Quy trình Thiết Kế xây dựng Nhà xưởng năm 2024

I. Các bước thiết kế nhà xưởng: Bước 1: Thiết kế cơ sở. Bước 2: Thiết kế bản vẽ thi công. II. Nội dung thiết kế cơ sở: Bao gồm phần thuyết minh và phầ...
TIN MỚI NHẤT
Chánh Nghĩa Group tặng “Nhà chữ thập đỏ” năm 2023

Sáng ngày 21/8/2023, Chánh Nghĩa Group cùng Hội chữ thập đỏ, Ủy ban nhân dân phường Phú Mỹ đã tiến hành lễ động thổ “nhà chữ thập đỏ” tài ...
Thuê nhà xưởng cần lưu ý những gì?

Thuê nhà xưởng đã trở thành một trong những phương án được nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn để tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, để thuận l...
Hội doanh nhân trẻ tham quan Chánh Nghĩa Group (Kết nối giao thương doanh nghiệp và họp định kỳ Chi hội Doanh nhân trẻ TP Thủ Dầu Một)

Chiều thứ 4 ngày 7/6/2023, chi hội doanh nhân trẻ TP. Thủ Dầu Một đã tổ chức buổi “Kết nối giao thương doanh nghiệp và họp định kỳ Chi hội Doanh...
Lệ phí trước bạ cho nhà xưởng năm 2023

Lệ phí trước bạ là số tiền được ấn định của tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ đóng lệ phí trước khi tài sản thuộc về đối tượng nộp phí đưa vào sử dụ...
Gói bánh chưng tặng người nghèo đón Tết Quý Mão

Chiều ngày 22 tháng chạp (âm lịch) năm 2022, Chánh Nghĩa Group đã tham gia ngày hội gói bánh chưng thuộc chương trình “Chung tay vì công nhân và...